Hợp tác pháp luật giữa Pháp và Việt Nam được bắt đầu nhằm mục đích hỗ trợ công cuộc « đổi mới » của Việt Nam, được khởi xướng vào năm 1986.

Quan hê hợp tác, ban đầu chủ yếu tập trung vào kỹ thuật, đã nhanh chóng được mở rộng nhờ chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand vào tháng 2 năm 1993, chuyến thăm đầu tiên của một Nguyên thủ phương Tây từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.

Hai thỏa thuận rất quan trọng đã được ký kết trong chuyến thăm là:

– Thỏa thuận hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Pháp và Việt Nam, vẫn còn hiệu lực ;

– Thỏa thuận thành lập Nhà Pháp luật Việt-Pháp tại Hà Nội, hiện nay không còn hiệu lực.

Nhà Pháp luật Việt-Pháp (1993-2012) :

Nhà Pháp luật, do một giám đốc người Việt và một giám đốc người Pháp điều hành, có ba chức năng chính :

  1. Hỗ trợ Việt Nam triển khai các cải cách : công tác hỗ trợ được thực hiện thông qua các đợt làm việc của chuyên gia (10-15 đợt/năm) để các chuyên gia Pháp tư vấn và hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách cũng như tổ chức các đợt nghiên cứu thực tiễn tại Pháp.
  1. Đào tạo : ưu tiên đào tạo cho các chuyên ngành pháp lý (thẩm phán, luật sư, công chứng viên, thừa phát lại). Ngoài ra, còn triển khai đào tạo tiếng Pháp ngành luật.
  1. Phổ biến pháp luật : Nhà pháp luật đã thực hiện biên dịch khối lượng lớn các văn bản luật Việt Nam sang tiếng Pháp và các văn bản luật của Pháp sang tiếng Việt. Ngoài ra, Nhà pháp đã tiến hành  hoạt động xuất bản, đặc biệt là cuốn từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp-Việt (năm 2009). Cuối cùng, Nhà pháp luật có một thư viện pháp luật với khoảng 3000 đầu sách.

Nhà pháp luật Việt-Pháp đã đóng cửa cuối năm 2012 nhằm đáp ứng các công cụ hợp tác sao cho phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

Lĩnh vực hợp tác Tư pháp-Pháp luật-Quản trị (2013-hiện nay) :

Từ năm 2013, Bộ phận Hợp tác và Hoạt động văn hóa (SCAC) của Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội trực tiếp triển khai hợp tác pháp luật. Vì vậy, lĩnh vực hợp tác Tư pháp-Pháp luật-Quản trị đã được thành lập trong bộ phận SCAC.

Việc tái tổ chức này đã giúp cho hợp tác pháp luật mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới. Vì vậy, lĩnh vực hợp tác Tư pháp-Pháp luật-Quản trị  hợp tác với Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cáo, Viện Nghiên cứu pháp lý của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, các đoàn luật sư thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong khi đó trước kia, Nhà Pháp luật tập trung hợp tác chủ yếu với Bộ Tư pháp.

Từ năm 2013, toàn bộ các đợt làm việc của chuyên gia và các hoạt động đào tạo được tổ chức (tổng cộng là 63 đợt cho giai đoạn 2013-2015) với mục tiêu hỗ trợ các cơ quan Việt Nam tiến đến phát triển một Nhà nước pháp quyền tuân thủ các quyền và quyền tự do của công dân (chẳng hạn : về các nội dung cải cách bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, thông qua văn bản luật về ban hành các quyết định hành chính hay về tiền lệ án) và khuyến khích việc xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp (chẳng hạn : các đợt công tác về Quan hệ đối tác công tư, hòa giải thương mại, luật cạnh tranh).

Mảng đào tạo có sự phát triển quan trọng, được đánh dấu bởi vai trò của các nghề luật (Hội đồng Công chứng tối cao, Hội đồng Thừa phát lại quốc gia, Đoàn Luật sư Paris, Đoàn Luật sư Toulouse) và Trường Thẩm phán Quốc gia.

Các khóa tiếng Pháp chuyên ngành luật, được khởi động cuối năm 2012 tại Hà Nội, đã được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2013 và từ đó tiếp tục gặt hái được nhiều thành công.

Việc phổ biến pháp luật được thực hiện thông qua việc cho  các cơ quan Việt Nam và các cơ sở đào tạo Đại học ở Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia được truy cập miễn phí cơ sở dữ liệu pháp luật. Từ năm 2013, việc phổ biến pháp luật được bổ sung thêm hội thảo tổ chức 1 lần/quí tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội (« l’Espace »). Hội thảo này dành cho công chúng về các chủ đề thời sự lớn mà xã hội Việt Nam quan tâm (chẳng hạn về các chủ đề như kết hôn đồng giới, án tử hình, mang thai hộ hay ASEAN, hoặc các nghề pháp lý).

Cuối cùng, lĩnh vực hợp tác Tư pháp-Luật pháp-Quản trị tiếp tục hoạt động hợp tác hành chính vốn đã được triển khai từ nhiều năm nay. Trong khuôn khổ hoạt động hợp tác này, lĩnh vực hỗ trợ các hoạt động đổi mới của Bộ Nội vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (triển khai Luật Cán bộ-Công chức, sửa đổi các luật Tổ chức Chính phủ và Chính quyền địa phương, soạn thảo luật Qui hoạch) ; soạn thảo các chương trình đào tạo bồi dưỡng chức danh của Học viện Hành chính quốc gia ; cuối cùng, thực hiện nhiều hoạt động đào tạo bồi dưỡng dành cho cán bộ và công chức cấp cao Việt Nam. Các chương trình này có thể được triển khai cả ở Việt Nam (ví dụ : đào tạo cán bộ nguồn chiến lược do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức) cũng tại Pháp (các đoàn học tập bồi dưỡng-nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo của Pháp, đối tác chính là Đề án 165). Các hoạt động đào tạo này cũng được triển khai với mọi cơ quan của Việt Nam có nhu cầu.

Xem thêm:

Hoạt động của Quỹ vì pháp luật lục địa FDC tại Việt Nam